Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Tôm đồng chữa bệnh liệt dương


Theo Đông y, tôm vị cam ôn quy vào can, thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ (lợi sữa). Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, tắc sữa mụn nhọt, áp-xe, các ổ viêm tấy mưng mủ… Dùng dưới dạng nấu, luộc, hầm, xào, nướng, rán.
Tôm đồng là loại tôm nước ngọt, thịt tôm tươi chứa 18,4% protid, 1% lipid, 161mg% Ca, 292mg% P, 2,2mg% Fe, 0,02mg% vitamin B1, 0,03mg% vitamin B2, 3,2mg% vitamin PP, cung cấp 92 calo. Ngoài ra còn có cholesterol, melatonin, acid béo omega -3. Vỏ tôm có các polysaccharid.
Tôm đồng có rất nhiều tác dụng tốt cho cơ thể.

Theo Đông y, tôm vị cam ôn quy vào can, thận. Tác dụng bổ thận tráng dương, thông nhũ (lợi sữa). Dùng cho các trường hợp thận hư, liệt dương, tắc sữa mụn nhọt, áp-xe, các ổ viêm tấy mưng mủ… Dùng dưới dạng nấu, luộc, hầm, xào, nướng, rán. Còn âm hư hoả vượng, có các bệnh ngoài da (chàm chốc, dị ứng…) nên thận trọng.
Một số món ăn từ tôm đồng

- Tôm xào lá hẹ
: tôm 125g, rau hẹ 200g thêm gia vị, xào chín. Dùng cho các trường hợp liệt dương giảm dục tính.
- Tôm rang tắc kè: tôm 500g, tắc kè 2 con sấy khô; xuyên tiêu 120g, hồi hương 120g, mộc hương 30g. Mộc hương tán bột để riêng. Tất cả trộn với muối và rượu, rang trên chảo cho chín khô, tán bột, cho bột mịn mộc hương trộn đều, để nguội, cho lọ đậy kín. Mỗi lần uống 1 thìa canh khi đói, uống với chút rượu. Dùng cho bệnh nhân thận hư, liệt dương, di tinh.
Hoặc trứng tôm 20g, trứng chim sẻ 2 – 3 quả; ăn trong ngày.

- Canh tôm chân giò
: tôm 100 – 150g, rượu 250 ml, chân giò một cái. Tôm bóc vỏ, cho rượu đun nhỏ lửa cho chín, chân giò làm sạch chặt lát, thêm gia vị (có thể thêm khoai tây, cà rốt…), ninh hầm chín nhừ. Dùng cho sản phụ ít sữa tắc sữa; nam giưới thận hư liệt dương.

- Tôm chần rượu gạo
: tôm 500g (bỏ vỏ chần nước sôi), nghiền nát, khi ăn uống kèm rượu nhẹ hâm nóng; ngày 2 – 3 lần, kết hợp với ăn canh chân giò. Dùng cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
Tôm càng tươi 100g (bóc vỏ, cắt nhỏ) xào với 20ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo lại với rượu; ăn trong ngày. Dùng cho sản phụ sau đẻ ít sữa.
- Canh tôm hoàng kỳ: tôm càng 10 con, hoàng kỳ 20g, thêm gia vị, rau đậu thích hợp nấu canh. Dùng cho các bệnh nhân bị mụn nhọt đã vỡ mủ nhưng lâu ngày chưa hết sưng nề hoặc các sẹo mổ lâu liền.
Các nhà khoa học chiết chất chitosan từ vỏ tôm càng, một chất có tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, như một chất kháng acid tự nhiên trong việc cải thiện khả năng hấp thu calci, giảm lượng acid uric trong máu, giảm cholesterol…

Phúc bồn tử chữa bệnh liệt dương

Phúc bồn tử còn gọi là điền bào, ông nữu, sinh nãi mẫu; là thuốc y học cổ truyền có tác dụng bình bổ can thận thường gặp, được Danh y biệt lục xếp vào hạng thượng phẩm.
 
Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh phúc bồn tử có tác dụng sau:

Chống ôxy hoá, nâng cao thị lực: Nghiên cứu của Đức đã phát hiện trong phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa, loại chất này khi vào cơ thể tập trung nhiều nhất ở màng võng mạc của nhãn cầu có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc. Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực rất tốt. Nhiều nghiên cứu lâm sàng cũng như thực nghiệm đã chứng minh thuốc có tác dụng rõ rệt trong điều trị một số bệnh về mắt ở người già, ví dụ bệnh do thoái hóa điểm vàng.

Tăng cương hoạt động của não: Nghiên cứu của Mỹ đã phát hiện phúc bồn tử có tác dụng kiện não ích trí, tăng khả năng tư duy một cách vượt trội. Nghiên cứu cho rằng chất chống ôxy hóa trong phúc bồn tử có tác dụng phòng ngừa các gốc tự do gây tổn hại đến não, đồng thời tăng lưu lượng máu và ôxy đến não từ đó có tác dụng kiện não ích trí.

Thẩm mỹ, làm đẹp da mặt: Flavonoid có trong phúc bồn tử ngoài tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng... còn có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và làm đẹp da. Loại vật chất này có tác dụng tuần hoàn huyết dịch da, tăng độ đàn hồi vi mạch máu ở da, thúc đẩy nhanh sự tái tạo các tế bào da mới, từ đó phát huy tác dụng bảo vệ da và làm đẹp da.

Phòng và điều trị ung thư: Các chất tự do trong cơ thể làm tổn thương các tổ chức tế bào, thay đổi kết cấu phân tử DNA từ đó phát sinh ra bệnh ung thư. Trong phúc bồn tử có chứa một loại thành phần cực kỳ có lợi cho sức khỏe là anthocyanin, chất này có tác dụng thanh trừ các gốc tự do phòng chữa bệnh ung thư phát sinh. Do đó phúc bồn tử có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc phòng chữa bệnh ung thư.

Tráng dương, cường dương: Nghiên cứu của Mỹ chứng minh trong phúc bồn tử có chứa các loại thành phần hoạt tính có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, nâng cao thần kinh hưng phấn làm dương vật mềm yếu cương trở lại. Do đó phúc bồn tử có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương do chức năng bị trở ngại hoặc suy giảm ham muốn...

Phúc bồn tử vị ngọt chua, tính hơi ấm, tính năng trung hòa, quy kinh can thận, tác dụng thu liễm chỉ huyết, bổ can ích thận, trợ dương, cố niệu. Lâm sàng dùng trong thận hư di niệu, đi tiểu nhiều lần, liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh hoạt tinh, nữ tinh huyết thiếu.

Chống lão hóa: Nghiên cứu dược lý hiện đại chứng minh trong phúc bồn tử có chứa nhiều loại chất khoáng ôxy hóa, điều chỉnh miễn dịch và nhiều thành phần có tác dụng điều chỉnh vật chất chuyển hóa. Nghiên cứu gần đây chọn lựa từ 100 bài thuốc cổ phương có tác dụng chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ kết hợp thông qua nghiên cứu thực nghiệm kết quả cho thấy phúc bồn tử là 1 trong 7 vị thuốc có tác dụng nổi rõ nhất. Nghiên cứu khác trên chuột cũng chứng minh phúc bồn tử có tác dụng cải thiện năng lực trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa.

Điều tiết tác dụng của hệ thống sinh dục: Phúc bồn tử có tác dụng tăng cường chức năng của trục tuyến hạ khâu não – tuyến yên, do đó có tác dụng làm chậm quá trình suy thoái, tăng tuổi thọ. Có tác dụng rõ rệt làm tăng, hay đổi hàm lượng hormon trong huyết dịch, có tác dụng thúc đẩy chức năng của hoàng thể, cải thiện lưu lượng huyết đến tử cung, thúc đẩy tăng sinh nội mạc.

Tác dụng đối với hệ miễn dịch: Nghiên cứu thực nghiệm chứng minh thành phần đa đường trong phúc bồn tử có tác dụng thúc đẩy chuyển hóa tế bào lâm ba.

Lịch sử ứng dụng trong lâm sàng điều trị của phúc bồn tử có từ rất lâu đời, thực tế điều trị trên lâm sàng cũng như thực nghiệm đều chứng minh nó có 3 tác dụng lớn là bổ can thận, ích tinh khí, cố niệu, là loại thuốc bổ rất tốt.

Một số phương thuốc kinh nghiệm có tác dụng ích tinh, bổ thận

Phương 1: Hải sâm 200g, thịt dê 150g, phúc bồn tử 12g, ích trí nhân 12g, nhục quế 6g, thêm gia vị vừa đủ (hải sâm ngâm mềm, rửa sạch, thái miếng nhỏ vừa, thịt dê rửa sạch, thái miếng). Trước tiên, bỏ phúc bồn tử và ích trí nhân sắc bỏ bã lấy nước thuốc cho thịt dê, hải sâm (đã rửa sạch) và nhục quế vào đun nhỏ lửa cho đến khi nhừ thịt dê là được, bắc ra thêm gia vị vừa đủ là có thể dùng được. Tác dụng: bổ thận ích khí, ôn dương điều trị chứng liệt dương, tiểu tiện nhiều lần do thận hư.

Phương 2: Chim sẻ 5 con, thỏ ty tử 30 – 45g, phúc bồn tử 10 – 15g, câu kỷ tử 20 – 30g, gạo 100g, thêm hành, gừng, gia vị vừa đủ, nấu cháo ngày 2 lần, ăn lúc nóng, 3 - 5 ngày một liệu trình, tốt nhất nên ăn vào mùa đông. Tác dụng: tráng nguyên dương, bổ tinh huyết, ích can thận, ấm lưng gối. Phù hợp cho các trường hợp thận khí không đủ dẫn đến liệt dương, xuất tinh sớm, di tinh, lưng gối mỏi đau hoặc lạnh đau, hoa mắt váng đầu, ù tai, di niệu, tiểu nhiều, phụ nữ khí hư nhiều...

Phương 3: Bá kích thiên, phúc bồn tử, thỏ ty tử mỗi thứ 15g cho vào ngâm trong 250g rượu gạo, sau 7 ngày có thể dùng được. Tác dụng: điều trị các chứng do thận hư gây ra di tinh, hoạt tinh, lưng gối yếu mỏi, lạnh đau...

Phương 4: Nữ trinh tử, phúc bồn tử, tang thầm, câu kỷ tử, tây dương sâm, đường phèn mỗi thứ 150g, ngâm trong 1.500ml rượu gạo, bọc kín để trong tủ lạnh sau 3 tuần có thể dùng được. Mỗi tối trước khi ngủ uống 1 cốc nhỏ, dùng cho phụ nữ âm đạo khô, khả năng sinh dục suy giảm 

Theo SK&ĐS

Đông y trị bệnh liệt dương

Dương nuy còn gọi là bệnh liệt dương , ngày nay thường được gọi là trở ngại chức năng cương cứng hay rối loạn cương, chỉ việc đàn ông không thể đạt được hoặc không thể duy trì sự cương cứng dương vật để tiến hành giao hợp.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, liệt dương là do thận hư vì cho rằng "thần tàng tinh", "thận chủ sinh sản". Chức năng thận bình thường quyết định sự phát huy bình thường của chức năng sinh lý nam giới và chức năng bình thường của thận lại phụ thuộc vào sự nhịp nhàng, cân đối của các tạng phủ khác. Y văn cổ đã chỉ rõ: "Giữ thân câu sinh nhi thiên thân tử" (có cùng lúc với cơ thể, song lại suy thoái, trước cơ thể) và  sự suy thoái là do "kỳ sự thâm đa, nghi vô khoan lễ (sử dụng rất nhiều nhưng không biết chăm sóc) và do thái quá     "thốt nhi bạo dục, bất đãi kỳ tráng, bất nhẫn kỳ nhiệt, thi cố cực thương” (đã hết sức mà lại còn làm mạnh, không đợi nó khỏe lên, không chờ nó nóng vì thế mà mau chóng thương tổn).
Căn cứ vào nguyên nhân gây ra liệt dương mà phân ra làm 2 loại biến hóa bệnh lý mang tính chất khí chất và phi khí chất, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp mang tính chất hỗn hợp, có cả 2 nguyên nhân là khí chất và phi khí chất.
Bệnh liệt dương mang tính khí chất phải kể đến các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân mạch máu: Trở ngại dẫn lưu tĩnh mạch, động mạch cung cấp máu không đủ, dò động mạch và tĩnh mạch.
- Nguyên nhân về thần kinh: Tổn thương cột sống, u cột sống, tổn thương đĩa đệm, tổn thương xương chậu.
- Rối loạn nội tiết: Bệnh tiểu đường, biến hóa bệnh lý vùng dưới đồi - tuyến yên, suy chức năng tuyến sinh dục nguyên phát, hội chứng Addsion, tăng năng tuyến giáp, giảm năng tuyến giáp, suy chức năng tuyến thượng thận.
- Do sử dụng thuốc: Thuốc chống giao cảm trung khu thần kinh (Captopril), thuốc ức chế thần kinh (Impramin, doxepin, metapramion), thuốc trầm uất (haloperidol, diazephan).
- Các bệnh tật mang tính khí chất khác: Viêm tiền liệt tuyến, hẹp bao quy đầu, sưng bìu dái.
Biện pháp trị bệnh
Để điều trị bệnh liệt dương phải giải quyết hài hòa giữa các yếu tố khí chất và phi khí chất kết hợp với thể dục, dưỡng sinh, môi trường... Các chuyên gia y học hiện đại và y học cổ truyền đều thống nhất 10 cách dưới đây để khắc phục liệt dương ở nam giới.
1. Tiết chế tình dục: Tuỳ theo tuổi tác, sức khỏe, hoàn cảnh sống... phải đảm bảo sinh hoạt tình dục phù hợp, không thái quá, không bất cập.
2. Điều hòa trạng thái tâm lý, sống vui vẻ, lạc quan, tránh buồn bực, lo nghĩ.
3. Giữ tâm trí ổn định: Sống thuỷ chung, tránh tâm lý "đứng núi này trông núi nọ".
4. Thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
5. Tránh thủ dâm.
6. Từ bỏ những đam mê có hại, ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, ma túy.
7. Phải phòng bệnh và điều trị bệnh kịp thời khi có bệnh.
8. Thận trọng trong sử dụng thuốc, nhất là không được lạm dụng, kể cả thuốc bổ.
9. Thể dục đều đặn và hợp lý phù hợp với lứa tuổi tình trạng sức khỏe.
10. Thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục cũng như cơ thể.
Thuốc và ăn uống có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh liệt dương.
Một số loại thức ăn, thuốc tân dược, đông dược chữa bệnh liệt dương.
* 500g thịt chó, thái thành miếng, nêm vào nồi hương, tiểu hồi hương, vỏ quế, thảo quả, gừng tươi và muối với lượng thích hợp cho vào nồi hầm nhừ, ăn thịt và nước hầm khi còn nóng ấm. Dùng cho trường hợp bệnh liệt dương do tỳ thận dương hư, 10 - 15 ngày nên ăn một lần. Ăn 4 - 6 lần.
* Cho 10 quả trứng chim cút vào nồi, luộc chín, bóc vỏ. Cho 15g câu kỳ tử, 15 g thỏ tỷ tử cùng 10 quả trứng cút đã bóc vỏ rồi thêm 400ml nước, đun sôi trong 20 phút. Lấy trứng chim cút ăn và chắt nước uống. Món này có tác dụng bồi bổ can thận, dùng chữa bệnh liệt dương do can thận hư.
* Lấy 250g thịt dê rửa sạch, thái miếng cho 400ml nước vào đun cho nhỏ lửa tới nhừ, khi thịt dê đã nhừ cho thêm 25g tôm nõn, 5 lát gừng tươi, muối ăn vừa đủ, đun thêm 10 phút, bắc ra ăn nóng. Món này có tác dụng bổ trợ thận dương. Dùng cho bệnh liệt dương do thận hư, thường xảy ra ở người già.
 Cũng có thể dùng một số bài thuốc nam kinh nghiệm chữa bệnh liệt dương có hiệu quả dưới đây:
Bài 1: Hẹ 30g , sà sàng tử 16g , câu kỷ tử 15g, thỏ ty tử 10g.
Cho vào 400ml nước đun sôi kỹ lấy 250ml thuốc uống trong  ngày. Uống liên tục 7-10 ngày. Thuốc có tác dụng tốt cho trường hợp liệt dương hư suy.
Bài 2: Quả bầu nậm 12g, nhị sen 8g, ba kích thiên 15g.
+ Chế biến và cách dùng: Các vị thuốc trên đều phơi hay sấy khô, ba kích thiên thì bỏ lõi, tất cả cho vào  nồi sắc kỹ, chắt lấy 250ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, ngày 1 thang, cần uống 15 thang.
Lương y Vũ Quốc Trung